A14-Dám học-Dám chơi-Dám...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search


bóng hoàng hôn ...

Go down

bóng hoàng hôn ... Empty bóng hoàng hôn ...

Bài gửi  gianggiangonline 17/11/2010, 11:45

Đầu tháng 9.
Khuôn viên nhà trường Đại học lớn nhất của thành phố đang phủ đầy màu sắc thu, những hàng cây phong lá đỏ, nhưng chiếc là vàng ngập sân. Bầu trời xám xịt với những đám mây bềnh bồng.
Nhưng hôm nay khung cảnh không ảm đạm, vì hôm nay là ngày khai trường.
Đám sinh viên mới có, cũ có, tụm năm tụm ba khắp sân trường, khu công viên, thư viện, dưới gốc cây, sân chơi... Họ thì thầm tâm sự hoặc gọi nhau ơi ớị
Với những sinh viên cũ, thì một năm học mới bắt đầu, có nghĩa là con đường học vấn được nâng lên một nấc. Và như vậy có nghĩa là họ đã trưởng thành hơn, chững chạc hơn... Nhưng bên cạnh cái mừng sắp được làm người lớn, một nỗi lo toan khác cùng ám ảnh họ. Trong cái xã hội bùng nổ dân số này, công việc làm là cả một dấu hỏi to tướng. Liệu ra trường rồi sẽ có công việc ngay không? Kẻ có của, có tiền, có thế lực... thì cái chỗ làm béo bở chẳng là vấn đề, nhưng với những sinh viên con nhà trắng taỷ Liệu cái xã hội có giúp đỡ được gì cho họ?
Bên phân viện khoa học xã hội, giảng đường dành cho sinh viên năm thứ hai ban ngoại ngữ đã ngồi đầy sinh viên. Chưa vào giờ học, có sinh viên cắm cúi đọc sách, có người nói chuyện. Ở cuối giảng có hai cô gái ngồi cạnh nhau, qua cách ăn mặc đã thấy rõ khoảng cách, nhưng họ nói chuyện rất tâm đắc.
- Này Bội Hoàng, tao biết mùa hè vừa qua mi chi ở nhà luyện đàn chứ không có đi đâu cả phải không?
Cô gái ăn mặc giản dị tự nhiên hỏị
- Nếu không dượt đàn thì làm gì bây giờ?
Cô gái có tên Bội Hoàng có vẻ như một cô gái nhà giàu, đẹp quý phái nhưng cổ điển nói:
- Tao thì không thích long nhong vậy đó. Chỗ nào cũng không vuị À thế còn mỉ Mi đã làm gì trong mấy tháng hè qua hở Trúc Phượng?
- Tao à? Làm nghề gõ đầu trẻ, kèm ba tay học sinh trung học muốn khùng luôn. Nhưng bù lại kiếm được một số tiền đủ để đóng học phí cho thằng em trong niên học tớị
Trúc Phượng nói với nụ cười mãn nguyện, trong khi Bội Hoàng ngồi đấy yên lặng. Hoàng sinh ra trong gia đình khá giả, tiền lúc nào cũng có sẵn, làm sao hoàn toàn cảm thông được cái niềm vui của bạn mình?
Trúc Phượng lại tiếp:
- Ba mẹ của mấy đứa học trò cố nài nỉ giữ tao lại tiếp tục kèm cặp cho chúng nó, nhưng mi cũng biết đấy trường đã khai giảng. Rồi bài vở bù đầu, tao làm sao dám nhận tiếp? Làm cái gì cũng vậy, không thể vì cái lợi nhỏ mà bỏ qua cái ý nguyện lớn... Tao nghĩ... đợi bao giờ tốt nghiệp xong, sẽ tính...
- Tại mi khéo lo thôị Bội Hoàng nhỏ nhẹ nói, Hoàng là một cô gái có bản tính khá dịu dàng - Năm học vừa rồi, điểm số của mi đứng nhất toàn khoạ Năm nay hẳn vậy... Có bỏ ra một ít giờ nào có ý nghĩa gì?
- Tao sợ không được đấy chứ... Trúc Phượng cười nói, cô gái nghèo này được cái rất tự nhiên không hề mặc cảm về sự thua thiệt của mình. - Tao nghĩ làm gì cũng phải gắng học cho thật giỏi... Sau đó tìm một công việc làm thích hợp. Có một số tiền phụ giúp gia đình, hổ trợ cho em trai tao học lên đại học. Nếu có tiền hơn nữa thì lo cho nó đi du học nước ngoài, mi cũng biết hoàn cảnh nhà tao mà... thu nhập của cha tao không cáng đáng nổi chuyện đó.
- Mi thật là tuyệt!
Bội Hoàng nói đến đây, đột ngột ngưng lạị
Ngay cửa vào giảng đường, xuất hiện một bóng dáng cao lớn. Anh chàng sinh viên rất đẹp traị Nụ cười trên môi, đôi mắt sâu đen đang nhìn quanh như tìm kiếm. Vì anh chàng là khách lạ, nên gần như tất cả sinh hoạt trong giảng đường dừng lại, những cặp mắt đổ dồn về phía anh ta, làm anh chàng lúng túng. Nhưng rồi rất nhanh, anh ta đã lấy lại bình tĩnh, lớn tiếng tự giới thiệu - Giọng nói trầm hơn thôi:
- Tôi là Lê Văn, sinh viên ở trường khác mới chuyển về đây!
Cả lớp ồn trở lại, nhưng đề tài lại xoay quanh anh chàng sinh viên mới, đẹp trai này, nhất là giới các cô. Còn anh chàng thì lại lẳng lặng đi xuống cuối lớp, tìm một chỗ ngồi khiêm tốn.
Bội Hoàng quay qua Trúc Phượng, nhận xét:
- Anh chàng này có vẻ lanh mồm, lanh miệng, chắc không phải tay vừa đâụ
Trúc Phượng lắc đầu:
- Chưa tiếp xúc... khoan kết luận chứ? Có nhiều người còn lạ nước lạ cái, nên ngay lúc đầu họ phải tỏ ra hơn ngườị
- Có lẽ...
Ngay lúc đó giáo sư đi vàọ Mọi tiếng ồn ào im bặt, mặc dù ai cũng biết hôm nay chỉ là giáo đầu chứ chưa hề có bài vở gì quan trọng cả.
Và như vậy hết tiết này sang tiết khác, các giáo sư chủ yếu là giới thiệu bộ môn mình sẽ đảm nhận, loại sách giáo khoa nào nên dùng tham khảo, dặn dò sinh viên một vài vấn đề, rồi hết. Thời gian lặng lẽ trôi qua... Sinh viên lần lượt ra về. Bội Hoàng cũng đứng dậy, nói với Trúc Phượng:
- Thôi tao về có lẽ anh tao đang cho xe đón ngoài cổng. Ông ấy nóng tinh lắm đợi lâu là cằn nhằn đấỵ Mai mình gặp lại nhé!!
Trúc Phượng chỉ cười, rồi cúi xuống sắp xếp lại tập vở. Bây giờ giảng đường đã trống vắng. Chỉ còn lại anh chàng sinh viên mới vào có tên là Lê Văn., anh ta đang cắm cúi viết, có lẽ là chép thời khóa biểụ Trúc Phượng không tránh được tò mò nhìn quạ
Ngó nghiêng anh chàng đẹp trai thật, khuôn mặt hơi trẻ con một chút. Và Phượng chỉ thờ ơ nhận xét như vậy thôị Bởi vì... Phượng còn có quá nhiều công việc ở nhà đang chờ nàng.
Phượng ôm chồng tập đứng dậỵ Nhưng vừa mới bước được mấy bước, đã nghe tiếng người đuổi theọ
- Này cô ơi, đợi tôi một chút.
Trúc Phượng quay lại, chưa kịp lên tiếng đã nghe anh ta nói:
- Tôi sợ nhất là ở một mình trong giảng đường. Ồ mà cô tên gì?
- Tôi à? Phượng - Trúc Phượng.
- Hân hạnh được quen biết cô - Tôi là người xa mới đến, chưa có bạn bè.
- Rồi từ từ anh sẽ có thôị
Phượng tự nhiên nói, Lê Văn tiếp:
- Tôi cũng rất sợ cô độc.
Phượng cười:
- Tôi thấy anh vui quá!
Rồi vẫy vẫy tay, định bỏ đi nhưng Lê Văn đã đuổi theọ
- Cô Phượng, chờ tôi một chút.
- Sao vậỷ Phượng lại cười - Anh định đưa tôi về hay phải để tôi đưa anh về.
- Không phải mà... Lê Văn đáp - Bởi vì chúng ta về cùng con đường đi chung có bạn, đỡ cô đơn hơn.
- Sao lúc nào anh mở miệng ra cũng nói chuyện cô đơn, cô độc không vậỷ Đi chung với anh ngoài đường thế này, người ta thấy lại dị nghị rồi saỏ
- Sợ gì? Miễn trong sáng là không lo gì cả. Lê Văn nói - Tôi thấy con người của cô có vẻ tự nhiên và phóng khoáng lắm chứ đâu có ngại ngùng gì.
- Thế nào là tự nhiên là phóng khoáng? Trúc Phượng cười nói - Tôi nghĩ là tôi chỉ có thể như vậy được, khi nào tôi đã ra trường. Có nhiều tiền. Còn bây giờ chưa được?
- Cô có vẻ khá tế nhị. Nhưng cô thấy đấy người có tiền, có địa vị chưa hẳn là họ đã phóng khoáng tự nhiên.
- Mặc họ mình khác.
- Cô có nhiều cái suy nghĩ khá thú vị, có lẽ tôi phải học hỏi ở cô khá nhiềụ
- Tôỉ
- Vâng. Và không biết tại saọ Tôi rất sung sướng là được làm quen với cô.
Trúc Phượng phớt tỉnh. Họ đã đến ngã bạ
- Xin lỗi nhé!! tôi phải quẹo trái đâỵ Anh có còn cùng đường không?
Trúc Phượng hỏi, Lê Văn khoát khoát taỵ
- Thôi mai ta sẽ gặp lạị
Và cả hai chia taỵ Lê Văn nhìn theo mãi cho đến lúc bóng Phượng mất hút trong dòng ngườị Chàng mới rẽ qua con đường khác.
Cơm tối xong, Trúc Phượng lau bàn, rửa chén. Đây là công việc hàng ngày, Phượng ngồi làm chuyện nhà, dưới ngọn đèn vàng vọt.
Nhà Phượng hiện ở là một ngôi nhà nhỏ. Cha Phượng là công chức nên nhà ở không mất tiền... Có điều căn nhà đã khá cũ kỹ nên không được sáng sủa cho lắm. Cái phòng khách thì chỉ rộng khoảng bốn mét vuông, một bộ ghế mây tiếp khách, với một chiếc bàn con. Hai bên phòng khách là hai căn phòng nhỏ. Một dành làm buồng ngủ cho vợ chồng ông Khiêm. Phòng còn lại dành cho hai chị em Trúc Phượng. Vì cả hai cùng lớn, con trai và con gái không thể ngủ chung nên căn phòng được ngăn hai bởi một tấm rideau cũ. Mỗi đứa một chiếc giường, một bàn học là chiếm trọn căn phòng.
Phía sau phòng khách là bếp và nhà vệ sinh.
Nhà cũng có một chiếc sân hẹp, được rào quanh bằng giậu trẹ Cái khung cảnh tuy nghèo nàn, nhưng đầy ắp tình thương, ấm cúng.
Ông Khâm ngồi đọc báo ở phòng khách. Điếu thuốc trong gạt tàn cháy dở đang tỏa khóị Ông là công chức nhỏ an phận, cần cù với công việc cấp trên giao phó, không tranh chấp với aị Sự hiền lành của ông, giúp ông bình yên, phẳng lặng trong cuộc sống, nhưng lại không mang lại sự dư dả cho gia đình.
Mẹ của Trúc Phượng, lúc đó ngồi cạnh đấy vá áọ Còn em trai của Phượng - Xuân Kỳ thì đang đứng đàng sau đấm lưng cho mẹ.
Đó là một khung cảnh hạnh phúc.
Hai vợ chồng ông Khiêm rất tương xứng. Chồng hiền lành, vợ cũng nhu mì. Bà Khiêm là một một mẫu mực đàn bà Phương đông an phận. Bà lúc nào cũng kính chồng, yêu con. Lúc trẻ hết lòng phục vụ chồng, xế bóng lo cho con. Cả cuộc đời bà như chỉ dành cho người khác. Bà sống vì tình yêu và tình thương của thân thuộc. Có khổ đau, nhọc nhằn cũng không một tiếng than. Gia đình tuy có túng quẫn một chút, nhưng bù lại chồng hiền con ngoan. Còn đòi hỏi gì nữa chứ? Mọi thứ gần như tốt đẹp., chỉ có một thứ đáng phiền. Đấy là sức khỏẹ Những ngày lao cực lo cho chồng con, hậu quả là chứng tê thấp... và nhất là trong những ngày mưa gió suốt ngày, cơn bệnh lại trỗi lên hành hạ. Những khớp xương gần như rệu rã.
Xuân Kỳ đấm lưng cho mẹ một lúc, hỏi:
- Saỏ Mẹ có thấy đỡ hơn chút nào không?
- Cũng đỡ một ít. Bà Thục Trinh, mẹ của Kỳ và Phượng nói - con mỏi lắm rồi phải không? Vậy thì đi nghỉ đị Đợi một chút chị con nó rửa chén xong sẽ ra dạy cho con làm bàị
- Con chưa mỏi đâu mẹ.
Xuân Kỳ nói đó là một cậu học trò lớp mười một, chăm học và hiền lành.
- Vả lại, mới khai giảng mà, đâu có bài vở gì đâu mà học?
Bà Thục Trinh nói:
- Không có bài mới thì con cũng phải ôn lại bài cũ chứ? Con cũng phải bắt chước chị con, cần phải siêng năng con ạ... Còn cái chứng bệnh phong thấp này của mẹ, con có đấm thế nào nói cũng không hết tiệt đâụ
Trúc Phượng đã rửa chén xong bước ra, nghe mẹ nói hỏi:
- Thế nào đấỷ Em mỏi tay rồi phải không Kỳ, để chị lại thế chọ
- Không. Bà Thục Trinh khoát tay - Mẹ đã hết đau rồi, hai đứa đi làm bài vở đị
Hai chị em nhìn nhau, không dám cãi mẹ vào trong làm bàị Xuân Kỳ vén chiếc redeau lên, ngồi vào bàn học nói:
- Chị Phượng biết không. Năm nay trường phân ban và em được đổi qua ban B. Em dự tính là sau này có lên đại học, em sẽ thi vào ngành y hay hóa học đấỵ
Trúc Phượng cũng ngồi vào bàn mình, mở sách rạ
- Em làm như vậy đúng đấỵ Con trai phải chọn ban B, vì những môn khoa học này thiết thực sẽ giúp ích nhiều cho tương lai sau nàỵ
- Em thì thích đủ thứ đấy, chẳng hạn em cũng thích khoa văn. Xuân Kỳ ngây thơ đáp - Nhưng mà em suy nghĩ kỹ thấy học y khoa lợi hơn, có thể chăm sóc sức khỏe cho ba mẹ nè.!
Trúc Phượng cười:
- Chuyện đó cũng không thành vấn đề cho lắm!! Xem nàọ Còn hai năm nữa chị sẽ ra trường. Lúc đó chị sẽ đi làm. Mà bấy giờ thì em cũng chuẩn bị thi vào đại học. Học y khoa đi không sao đâu, biết đâu chừng chị sẽ kiếm được nhiều tiền, đủ chu cấp cả cho chuyện em đi du học?
Xuân Kỳ quan tâm:
- Còn chị? Chị thì thế nàỏ Chị không định đi ra nước ngoài học à?
- Chị là con gái, có đi học nước ngoài hay không cũng không thành vấn đề.
Trúc Phượng nói và cố giấu đi những cảm xúc đang nảy sinh trong lòng.
- Vả lại cha mẹ cũng đã già. Chị phải tranh thủ kiếm tiền để phụ giúp cha mẹ.
- Chị à hay là...
- Em đừng có nói gì cả, hãy lật bài ngày mai ra học, xem trước một chút, rồi đi ngủ sớm... Em phải nhớ chương trình lớp 11 không phải nhẹ lắm đâụ
Xuân Kỳ nghe lời chị quay trở lại bài vở của mình.
Đó là một cậu bé ngoan, mặc dù nó vẫn còn áy náỵ Nó không muốn vì sự học của nó mà chị phải đi làm bỏ mộng du học. Nhưng nó cũng không dám cãi lại, chỉ để nỗi bứt rứt trong lòng thôị
Cả căn phòng như lặng xuống. Chẳng hiểu sao Trúc Phượng hôm nay lại không tập trung được tư tưởng, không phải là những điều cãi nhau ban nãy với em. Chuyện đó hai chị em đã từng đề cập nhiều lần thế thì tại saỏ
Trúc Phượng lẩm nhẩm đọc những từ mới của tiếng Anh. Đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn không nhớ? Tại sao vậỷ Phượng chợt nhớ đến câu chuyện ban sáng. Sáng nay sau khi ăn điểm tâm xong, Phượng đến trường ôn bài rồi chuyện vãn với Bội Hoàng. Sau đó Lê Văn đến, đúng rồi Lê Văn... Đúng rồi anh chàng này đã làm cho Trúc Phượng lao xao trong lòng. Đúng hắn! Đích thực hắn là thủ phạm nhưng mà... tại sao lại là hắn?? Mới gặp có một lần cơ mà??
Trúc Phượng lúng túng. Sao lại để cho hình bóng của một đứa con trai làm dao động? Ngay từ lúc đầu đặt chân vào đại học, Phượng đã tự nhủ với lòng là cương quyết không để cho bất cứ chuyện tình cảm nào xảy ra... Phải tập trung tất cả cho sự học, cho tương laị Phượng ý thức được cái mong manh của sự học của mình. Ngoài ra còn là vì gia đình, cha mẹ đứa em trai chưa trưởng thành. Chính vì vậy, mà với sắc đẹp Phượng sẵn có... không phải là không có con trai nào tán tỉnh, nhưng Phượng đã gạt hết qua một bên... Thế mà... thế mà... cái anh chàng Lê Văn kia... hắn chưa hề tán tỉnh nàng một tiếng... Vậy saỏ Vậy sao hôm nay kỳ vậỷ
Trúc Phượng cắn nhẹ môị Cố xua đuổi những quấy nhiễu trong lòng, nhưng khuôn mặt của Lê Văn như càng lúc hiện rõ hơn. Phượng không thể phủ nhận một điều, Lê Văn đẹp trai lôi cuốn, nổi bật giữa đám đông. Nhưng mà tại sao Phượng lại ở trong cái đám đông bị lôi cuốn hút đó?? Con gái sợ nhất chuyên này, vì dính líu vào chuyện tình cảm thì... mọi chuyện khác sẽ bị hỏng bét...
Trúc Phượng vội liếc nhanh về phía cậu em trai, nó đang cắm cúi học. Cái hình ảnh hoàn toàn lo cho tương lai của nó làm Phượng hổ thẹn. Nàng cắn môi rồi cố nhìn xuống quyển vở của mình.
Xuân Kỳ chợt nhìn lên hỏI:
- Chị Phượng, hình như chị lại nghĩ ngợi gì nữa phải không?
- Ồ không có gì cả. Phượng vội vã đứng dậy - Thôi em tiếp tục ôn tập đi, chị ra ngoài nói chuyện với mẹ một chút.
Rồi Phượng đi ra ngoài phòng khách. Bấy giờ ở đó chỉ còn một mình mẹ. Cha đã vô phòng nghỉ tự bao giờ.
Phượng ngồi xuống kế bà Thục Trinh:
- Giờ này sao mẹ không đi nghỉ?
- Còn sớm mà con. Bà Thục Trinh cười hiền lành nói: - Mẹ ngồi chơi sẵn chờ hai con. À mà này, thằng Xuân Kỳ nó đang ở tuổi phát triển rất dễ đói, để tí nữa, mẹ làm một tô mì ăn liền cho nó dằn bụng rồi đi ngủ saụ
- Nó đang học mẹ à... Trúc Phượng thấy mẹ quan tâm xúc động nói - Thôi mẹ vào nghỉ ngơi trước đi, chuyện đó để con lo cho nó được rồị
Bà Thục Trinh nhìn con gái âu yếm
- Mẹ chưa buồn ngủ. Công việc nhà thì đã có con phụ một tay rồi, đâu có gì mệt đâụ Thôi con đi học bài đị
Trúc Phượng nhún vai:
- Hôm nay con học không vô. Có thể là vì mấy tháng hè qua làm biếng quen rồi, nên nó chưa vào nếp được.
Rồi nhìn mẹ. Phượng hỏi:
- Hình như mẹ cũng có điều gì muốn nói với con phải không?
Bà Thục Trinh nhìn con:
- Cũng không có chuyện gì. Nhưng mà mẹ thấy... con gái mẹ dù gì cũng đã lớn rồi, nên cũng phải quan tâm một chút...
Ba Trinh ngưng lại có vẻ suy nghĩ rồi hỏi:
- Trúc Phượng này, năm nay con đã là sinh viên năm thứ ba rồi, sao mà mẹ thấy... con hình như chẳng có tình cảm gì cả... Con đã có bạn trai chưả Sao chẳng thấy đứa nào ghé qua nhà?
Trúc Phượng đỏ mặt cảm thấy như mẹ đã đọc được những gì đang xảy ra trong lòng, nàng lí nhí cúi mặt nhìn xuống.
- Có chưả Sao con chẳng nói gì cả. Mẹ không chống đối lại chuyện con có bạn trai nhưng có thế nào cũng phải đưa về nhà chứ không được giấu nhé.
Trúc Phượng ấp úng:
- Mẹ kỳ quá. Con năm nay mớ hai mươi, còn nhỏ mà... sao mẹ lại đề cập đến chuyện đó? Mẹ muốn mau mau tống con ra khỏi nhà này phải không?
Bà Thục Trinh nhìn con gái:
- Mẹ hỏi thật lòng đấỵ
- Con chưa có bạn trai, mà bây giờ con cũng chưa muốn có.
- Sao vậỷ Chuyện học mặc dù quan trọng, nhưng con gái lớn rồi cũng phải tính toán, tìm một chỗ ổn định, cho mai sau... Con không thể chỉ biết có học, để sau này có bằng cấp đi làm một cô gái già con ạ.
Trúc Phượng lắc đầụ
- Mẹ không hiểu con đâụ Con cũng không định học thật cao, chỉ cần tốt nghiệp đại học là đủ. Còn cái chuyện kia, con thấy bây giờ lo là quá sớm. Thời buổi bây giờ mẹ biết không con gái trên hai mươl lăm mới lập gia đình.
Bà Trinh lắc đầu:
- Hai mươi lăm lận à? Con có biết là lúc đó mẹ đã có các con.
- Thời đại này thay đổi rồi mẹ ạ. Trúc Phượng cười nóị Mẹ của nàng thì cái gì cũng tốt cả, chỉ có cái quan niệm thì vẫn cũ - Mẹ ơi! Mẹ có biết là thằng Xuân Kỳ nó muốn học y khoa không? Nó là đứa con có nhiều triển vọng mà gia đình mình lại chỉ có một mình nó là con trai, vì vậy con muốn sau này nó phải học đến nơi đến chốn. Phải tận sức để giúp nó thành công mẹ ạ.
Bà Thục Trinh cảm động nhìn con gái trong khi Trúc Phượng nói:
- Nhà mình thì chỉ đủ ăn, lương bổng của cha chỉ đủ trang trải trong gia đình, nhà lại không có tích lũỵ Vì vậy con muốn học ra trường xong, con sẽ kiếm một việc gì đó kha khá tiền... Con cố dành dụm để sau này lo cho em. Mọi việc xong xuôi, con mới tính đến phần của mình cũng không muộn. Mẹ thấy saỏ
Bà Trinh hơi bứt rứt.
- Đúng thì cũng đúng, nhưng mà như vậy thì...
- Thiệt con phải không mẹ? Mẹ đừng lo chuyện đó, chẳng có gì nghiêm trọng cả.
Trúc Phượng nói nhưng cái bóng dáng của Lê Văn lại hiện ra trong đầụ Phượng chợt đỏ mặt.
- Cái chuyện hôn nhân là chuyện định số, làm sao mình có thể tính toán được? Con nói vậy, chứ biết đâu sáng mai thức dậy con gặp ngay người mình ưng ý, rồi mọi chuyện lại khác thì saỏ Lúc đó con chỉ sợ mẹ lo không kịp.
Bà Trinh nghe con nói cười:
- Con thì lúc nào cũng đùa được làm gì có chuyện nhanh như vậỷ Mẹ thì không tin ba cái chuyện... tiếng sét ái tình...
Trúc Phượng cũng cười:
- Tin hay không thì khi chuyện đến sẽ biết ngaỵ Con cũng không dám tự tin nữạ

vẫn còn tiếp tục,nhưng khi các bạn đọc cảm nhận hay thì hay cho mình biết ý kiến để mình post bài tiếp tục)
the thao

gianggiangonline
Mẫu giáo
Mẫu giáo

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 17/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết